Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Lọc Dầu Ly Tâm Và Ứng Dụng Trong Lọc Dầu Thực Phẩm

Đăng bởi Vũ Bảo Duy vào lúc 31/10/2024

Máy lọc dầu đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Trong đó, đối với ngành chế biến thực phẩm, lọc dầu ly tâm trở thành thiết bị không thể thiếu để lọc loại bỏ mọi tạp chất, cặn bẩn trong dầu. Vậy nguyên lý hoạt động lọc dầu của thiết bị này như thế nào? Ứng dụng của máy trong lọc dầu thực phẩm ra sao? Cùng Garanneotech khám phá câu trả lời ngay dưới đây.

1. Nguyên Lý Hoạt Động Của Máy Lọc Dầu Ly Tâm

Nguyên lý hoạt động của máy lọc dầu ly tâm

Nguyên lý hoạt động của máy lọc dầu ly tâm

Máy lọc dầu ly tâm hoạt động theo nguyên lý của lực ly tâm để loại bỏ các cặn bẩn, tạp chất, hạt mịn có trong dầu. Kết quả sau khi hoạt động, máy giúp thu được dầu tinh sạch. Về chi tiết, máy sẽ hoạt động theo trình tự các bước như sau:

- Dầu được bơm vào trong máy ly tâm để đi đến trục rỗng

- Tại trục rỗng, dầu được ép xuyên qua các lỗ để vào lồng của máy quay ly tâm

- Khi lồng chứa đầy lượng dầu theo quy định sẽ tạo ra áp lực để đẩy ra hai vòi phun tiếp tuyến và cả ở phía dưới của cánh quạt. 

- Các cánh quạt sẽ quay nhanh chóng, tốc độ trung bình sẽ khoảng 4000 - 6000 vòng/phút (số chi tiết tùy thuộc vào công suất máy).

- Lực ly tâm từ các cánh quạt sẽ giúp tách các hạt bụi bẩn, tạp chất tăng tốc xuyên tâm và bám vào thành của các cánh quạt.

- Quá trình lọc ly tâm sẽ tiến hành 1-2 lần tùy thuộc vào yêu cầu về độ sạch của dầu. Với một số dòng máy ly tâm cao cấp trên bảng hiển thị sẽ có thông số độ sạch của dầu. Trong trường hợp, dầu vẫn còn lẫn các tạp chất, người sử dụng có thể tiếp tục thực hiện thêm các lần lọc ly tâm. 

Việc sử dụng lực ly tâm để lọc dầu mang lại hiệu quả cao bởi không chỉ lọc được các hạt rắn, cặn bẩn, lực ly tâm còn loại được các hạt mịn. Nhờ đó, độ tinh khiết của dầu sẽ được cải thiện tốt nhất. Khi dầu sạch sẽ giúp gia tăng tuổi thọ cho động cơ, thiết bị máy móc, giảm thiểu chi phí bảo trì, sửa chữa. Việc sử dụng dầu sạch cũng giúp chung tay bảo vệ môi trường.

2. Ứng Dụng Của Máy Lọc Dầu Ly Tâm Trong Lọc Dầu Thực Phẩm

Ứng dụng của máy lọc dầu ly tâm trong ngành công nghiệp thực phẩm

Ứng dụng của máy lọc dầu ly tâm trong ngành công nghiệp thực phẩm

Với công nghệ lọc hiện đại, máy lọc dầu ly tâm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau như cơ khí chế tạo, luyện kim, khai khoáng, dệt may, vận tải đường biển… Tuy nhiên, ứng dụng nổi bật nhất các loại máy lọc dầu ly tâm phải kể đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nổi bật phải kể đến các lĩnh vực sau:

2.1. Sản xuất dầu ăn

Đối với ngành công nghiệp sản xuất dầu ăn, lọc dầu ly tâm là thiết bị không thể vắng mặt. Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, dầu ăn cần lọc sạch các tạp chất, cặn bẩn. Tuy nhiên, nếu sử dụng các phương pháp lọc thủ công truyền thống sẽ không đảm bảo được hiệu quả. Đó là lý do vì sao các nhà máy sản xuất dầu ăn đều đầu tư máy lọc dầu ly tâm.

Với sự trợ giúp của máy có thể lọc hiệu quả mọi cặn, bã cũng như các nguyên liệu còn dư lại để đảm bảo dầu có độ trong và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, dầu còn có mùi thơm tự nhiên, không bị hôi mùi dầu. Không chỉ sử dụng cho sản xuất dầu ăn thành phẩm mới, máy lọc dầu ly tâm có thể ứng dụng để lọc các loại dầu chiên, dầu đã qua sử dụng để đảm bảo loại bỏ các tạp chất có hại.

2.2. Sản xuất sữa đậu nành, đậu phụ

Đối với các nhà xưởng, hộ gia đình sản xuất sữa đậu nành, máy lọc dầu ly tâm cũng thường xuyên hiện hiện. Loại máy này sẽ giúp đảm bảo hiệu quả vắt kiệt nước tạo ra thành phẩm sữa đậu nành, đậu phụ đúng theo yêu cầu. Đặc biệt, thành phẩm sẽ không bị lẫn các tạp chất gây ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn cho người sử dụng.

Không chỉ giúp nâng cao chất lượng thực phẩm, máy lọc dầu ly tâm còn giúp tiết kiệm sức lao động, giảm chi phí nhân công cho các đơn vị so với việc vắt tay truyền thống. 

2.3. Sản xuất bún

Các xưởng sản xuất bún cũng chú trọng đầu tư các loại máy lọc dầu ly tâm. Các dòng máy này khi góp mặt vào dây chuyền sản xuất bún sẽ đảm nhận nhiệm vụ tách nước và các tạp chất để đảm bảo thành phẩm bún thơm, ngon và an toàn cho người sử dụng.

3. Gợi Ý Một Số Loại Máy Lọc Dầu Ly Tâm Cho Ngành Thực Phẩm

Cách lựa chọn máy lọc dầu ly tâm cho ngành thực phẩm

Cách lựa chọn máy lọc dầu ly tâm cho ngành thực phẩm

Xét về độ phù hợp nhất đối với lĩnh vực lọc dầu thực phẩm, máy lọc dầu ly tâm GNCF của Garanneotech đang được xem là lựa chọn tối ưu nhất. Đây là dòng máy hiện đại ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất để đảm bảo cơ chế lọc dầu hiệu quả nhất. Trong quá trình sử dụng, máy ít không cần phải thay thế các phụ tùng tiêu hao, thời gian bảo trì, bảo dưỡng cách dài giúp tối ưu chi phí cho nhà đầu tư. Đặc biệt, cơ chế vận hành đơn giản với nhiều tính năng bảo vệ an toàn cũng là điểm mạnh của các dòng máy lọc dầu nhà Garanneotech.

Máy lọc dầu ly tâm GNCF Garanneotech thuộc phân khúc cao cấp, giá thành cao. Tuy nhiên, mức giá bỏ ra sẽ xứng đáng với giá trị nhận về nên đây được xem là sự đầu tư đúng đắn cho hệ thống dây chuyền sản xuất dầu thực phẩm.

Máy lọc dầu GNCF tại Garanneotech có 3 loại cho khách hàng lựa chọn bao gồm:

- GNCF 200: Loại máy này đang được bán giá 113.800.000 đồng. Máy có khả năng lọc dầu với lưu lượng 1200L/H. Dung tích bình nhiên liệu có sức chứa 1000 lít. Công suất của máy là 1.5KW. Máy có trọng lượng 100kg kích thước gọn gàng với thông số 700*400*1200mm. Máy có thể dễ đặt vào trong nhà máy, nhà xưởng, phòng thí nghiệm. 

- GNCF 400: Loại máy này đang được bán giá 134.200.000 đồng. Máy có khả năng lọc dầu với lưu lượng 2.400L/H. Dung tích bình nhiên liệu có sức chứa 2000 lít. Công suất của máy là 3KW. 

- GNCF 600: Loại máy này đang được bán giá 154.600.000 đồng. Máy có khả năng lọc dầu với lưu lượng 3.000L/H. Dung tích bình nhiên liệu có sức chứa 3000 lít. Công suất của máy là 4KW. Máy có trọng lượng 180kg. Kích thước máy 700*480*1200mm.

4. Cách Sử Dụng Máy Lọc Dầu Ly Tâm An Toàn, Hiệu Quả

Cách sử dụng máy lọc dầu đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất

Cách sử dụng máy lọc dầu đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất

Để đảm bảo hiệu quả mang lại, máy lọc dầu cần được vận hành đúng cách. Dưới đây là tổng hợp các kiến thức giúp sử dụng các loại máy lọc dầu an toàn và hiệu quả nhất.

4.1. Đặt máy ở vị trí bằng phẳng

Hướng dẫn đầu tiên khi sử dụng máy lọc dầu ly tâm là đặt máy ở vị trí bằng phẳng. Đây là quy định bắt buộc để đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Bởi khi máy ly tâm hoạt động ở tốc độ cao, nếu không được cân bằng sẽ có thể gây ra nguy hiểm cho người vận hành.

4.2. Cân bằng máy

Việc cân bằng máy là vô cùng quan trọng, bạn chỉ có thể vận hành khi máy và các ống ly tâm được đặt bằng nhau. Trong quá trình vận hành, nếu bạn phát hiện máy lọc dầu ly tâm bị lắc lư nhiều thì rất có thể các ống chưa được cân bằng. Lúc này để đảm bảo an toàn, bạn nên ngắt kết nối điện sau đó kiểm tra lại toàn bộ hệ thống ống để đảm bảo tính cân bằng. Nếu các ống ly tâm đã được đặt cân bằng nhưng hiện tượng rung lắc vẫn xảy ra thì bạn nên gọi đơn vị bảo trì, bảo dưỡng máy chuyên nghiệp để kiểm tra.

4.3. Không mở nắp máy khi đang hoạt động

Không mở nắp khi máy đang hoạt động

Không mở nắp khi máy đang hoạt động

Trong quá trình máy lọc dầu ly tâm, bạn tuyệt đối không được tự mở nắp máy. Bởi khi máy hoạt động, các cánh quạt sẽ quay với tốc độ cao. Thậm chí, ngay cả khi bạn đã ngừng cung cấp năng lượng cho các rotor những cánh quạt sẽ không ngừng ngay mà vẫn quay theo quán tính. Vì vậy, nếu bạn mở nắp máy và thực hiện kiểm tra, tác động vào các bộ phận có thể gặp rủi ro mất an toàn.

Để đảm bảo an toàn, lời khuyên dành cho người vận hành là không tự ý mở nắp máy. Thao tác này chỉ được thực hiện khi máy đã ngừng hoạt động hoàn toàn, bộ phận cánh quạt không còn quay theo quán tính.

4.4. Vệ sinh máy thường xuyên

Mọi thiết bị, máy móc đều phải được tiến hành vệ sinh thường xuyên để đảm bảo độ bền vững. Đặc biệt, với máy lọc dầu ly tâm, công tác vệ sinh càng phải chú trọng. Lý do là bởi máy thường xuyên phải tiếp xúc với cặn bẩn, tạp chất có trong dầu. Các lớp cặn bẩn, tạp chất được tách ra khỏi dầu và bám lại bề mặt. Nếu không vệ sinh thường xuyên, máy sẽ không thể vận hành trơn tru, tuổi thọ thiết bị giảm. Đặc biệt, lớp bụi bẩn bám trên bề mặt sau khi được tách ra khỏi dầu có thể khiến các linh kiện, thiết bị bị hao mòn, các phản ứng hóa học cũng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng dầu thành phẩm.

Lưu ý, quá trình vệ sinh cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặc biệt, với các linh kiện, thiết bị kỹ thuật bên trong, nếu không am hiểu về chuyên môn, được hướng dẫn chi tiết từ các chuyên gia thì bạn không nên tự ý làm.

4.5. Bảo trì, bảo dưỡng máy định kỳ

Không mở nắp khi máy đang hoạt động

Bảo trì, bảo dưỡng máy lọc dầu thường xuyên để đảm bảo hoạt động ổn định

Bên cạnh việc vệ sinh, máy móc cần phải bảo trì, bảo dưỡng định kỳ. Với tần suất sử dụng liên tục, nếu không có công tác bảo trì, bảo dưỡng sẽ khiến máy xuống cấp, các linh kiện, thiết bị hỏng hóc. Khi đó, hiệu quả đạt được sẽ không cao và thậm chí là không đảm bảo an toàn. 

Thông qua quá trình bảo trì, bảo dưỡng, bạn sẽ nắm được tình trạng hoạt động, nhanh chóng phát hiện được những hỏng hóc để kịp thời sửa chữa, thay thế. Nhờ đó, máy sẽ luôn hoạt động tốt, vận hành êm ái, đảm bảo được năng suất theo yêu cầu.

 

Trên đây là chia sẻ về nguyên lý hoạt động của máy lọc dầu và ứng dụng của máy trong lọc dầu thực phẩm, có thể thấy đây là thiết bị hiện đại với khả năng lọc dầu vượt trội. Vì vậy, với những nhà máy, xí nghiệp sản xuất dầu ăn thì việc đầu tư máy lọc dầu ly tâm là sự lựa chọn đúng đắn để đảm bảo chất lượng thành phẩm đầu ra của dầu ăn. 

Tags : máy lọc dầu ly tâm, máy lọc dầu
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
DANH MỤC
DANH MỤC SẢN PHẨM