Khớp Nối Trục | Khớp Nối Cứng | Khớp Nối Đàn Hồi

Sản phẩm bạn đã xem

Mô tả

Khớp nối trục là một bộ phận cơ khí để nối và truyền momen xoắn giữa hai thành phần chuyển động, thông thường là nối giữa 2 trục. Với đặc điểm như vậy nên khớp nối trục rất bền bỉ trong những chuyển động không liên tục hoặc tải nặng. 

Bên cạnh đó, khớp nối trục giúp loại bỏ chi phí gia công, dễ tháo lắp và tăng độ cứng vững cho trục.

 

Khớp nối trục

Các Loại Khớp Nối Trục

#1 Khớp nối cứng 

Khớp nối cứng Là khớp nối trục liên kết cố định 2 chi tiết lại với nhau, không có sai lệch vị trí tương quan. Khác với các loại khớp nối trục khác, khớp nối chặt không những truyền mômen xoắn mà còn có thể truyền mômen uốn và lực dọc trục.

Gồm 2 loại: Khớp nối ống, có kết cấu đơn giản, lắp ráp hơi khó, rẻ tiền, chỉ dùng cho trục có đường kính nhỏ hơn 70mm và Khớp nối mặt bích, đơn giản là nối trực tiếp hai mặt bích của hai trục máy bằng bulong.  

#2 Khớp nối đàn hồi hay khớp nối bù 

Dùng để nối các trục có sai lệch tâm do biến dạng đàn hồi của các trục do sai số chế tạo và lắp đặt hoặc do trục bị biến dạng đàn hồi. Các sai lệch này sẽ được bù lại nhờ khả năng di động của các chi tiết trong khớp nối. Gồm các loại: khớp nối mềm, khớp nối đĩa, khớp nối răng, khớp nối xích, khớp nối lưới, khớp nối cardan

- Khớp nối mềm (Khớp nối cao su giảm chấn): Là khớp nối có sử dụng vòng, đệm đàn hồi (vật liệu bằng cao su). Vòng có khả năng lựa theo sai lệch vị trí của các trục để truyền chuyển động. Đệm đàn hồi có tác dụng bù sai lệch của trục.

- Khớp nối đĩa thép đàn hồi (Disc coupling): đây là loại sử dụng phổ biến nhất cho các thiết bị quay của nhà máy công nghiệp như bơm, quạt, máy nén, tuabin, máy phát,v.v..kết cấu cũngkhá đơn giản gồm các đĩa thép không gỉ, nhờ các đĩa này có mà có thể bù sai lệch trục của hai máy.

- Khớp nối răng (Gear Tooth Coupling), Khớp nối xích (Chain Couplings), khớp nối lưới (Grid couplings): được sử dụng nhiều ở điều kiện tải trọng lớn, đường kính trục lớn.

- Khớp nối cardan: Có chức năng truyền mô-men, lực giữa các cụm đặt cách xa nhau hoặc giữa các cụm của hệ thống truyền lực mà trong quá trình hoạt động luôn có vị trí, khoảng cách thay đổi.

#3 Khớp nối thủy lực 

+ Khớp nối thủy lực truyền lực bằng sự kết nối mềm bằng dầu thủy lực, nhờ sự biến đổi momen chất lỏng để truyền công suất từ trục dẫn động sang trục bị dẫn. Bằng cách thay đổi lượng chất lỏng là có thể tăng hoặc giảm số vòng quay. Khi động cơ dẫn động quay sẽ làm cánh bơm của khớp nối quay với tốc độ động cơ và đẩy dầu về phía cánh tuabin (phía trục máy được dẫn) làm tuabin quay và kéo máy được dẫn quay. Có thể thấy ở đây sự chuyển năng lượng cơ học được chuyển sang năng lượng thủy lực và ngược lại

+ Ưu điểm của loại khớp nối thủy lực là làm việc êm ái, ít bảo trì, giảm thiểu mô men xoắn khi khởi động, chống rung, chống sốc. Giúp khởi động không tải, giảm thời gian khởi động, có thể thay đổi được tốc độ quay. Đặc biệt, trong những trường hợp gặp sự cố như hệ thống truyền động bị kẹt hoặc quá tải, khớp nối thủy lực có khả năng xử lý sự cố và độ an toàn cao.

Khi gặp sự cố, hệ thống truyền động bị dừng lại, lúc đó mô tơ vẫn đang chạy ở chế độ định mức, do cơ chế truyền động thông qua chất lỏng, dầu tại khớp nối sẽ nóng lên, tại đây có các loại thiết bị cảm ứng nhiệt, rơ le để khi nhiệt độ tăng cao, máy sẽ tự động ngắt hoặc dầu sẽ được thoát ra ngoài bởi "cầu chì nhiệt"

Ưu Nhược Điểm Của Khớp Nối Trục

Nhược điểm:

-  Giá thành đầu tư cao

-  Kết cấu phức tạp, cồng kềnh

Ưu điểm:

-  Khử được vấn đề đồng trục giữa động cơ và bộ phận truyền động

-  Đóng vai trò là thiết bị khởi động mềm cho động cơ

Ứng dụng khớp nối trục:

- Khớp nối trục được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị cơ khí như: nối các đăng nối truyền từ động cơ tới cầu trục

- Phía sau oto, trục động cơ điện với trục bơm...Không những thế, khớp nối trục còn được dùng để điều chỉnh tốc độ, ngăn ngừa quá tải, ứng dụng trong đóng mở các cơ cấu cơ khí, v.v…

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
DANH MỤC
DANH MỤC SẢN PHẨM